Mỗi chúng ta, nếu đã mang trong mình dòng máu đỏ ấm nóng cùng nước da nhuốm màu cái nắng Việt Nam, không một ai là không yêu lấy lịch sử dân tộc. Thế hệ trẻ của giờ đây và cả thế hệ trẻ của tương lai càng đặc biệt không nên bỏ qua hai cuốn nhật ký mang đậm dấu ấn của một giai thoại những năm tháng mưa bom bão đạn.
Thưa thầy cô và các bạn, trên đây là hình ảnh của Nguyễn Văn Thạc được in trên bìa sách Mãi mãi tuổi hai mươi. Nguyễn Văn Thạc sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, mảnh đất thủ đô với những lá cờ tổ quốc bay phấp phới đã nuôi lớn tình yêu và tinh thần chiến đấu trong anh. Tốt nghiệp đại học khoa Toán-Cơ với cả một cơ đồ phía trước, thế nhưng anh đã rũ khỏi ghế nhà trường để đi theo tiếng gọi của Tổ quốc, vì anh biết khi này, tổ quốc cần anh.
Tuổi hai mươi như cánh diều không mỏi, chỉ chịu mỏi khi nằm xuống đất Việt Nam. Ngày 30/7/1972, Đồng chí Nguyễn Văn Thạc đã hy sinh anh dũng nơi chiến trường Quảng Trị, dưới lá cờ của tổ quốc Việt Nam khi chưa tròn 10 tháng tuổi quân và 20 tuổi đời.
Cuốn nhật ký được viết từ ngày 2/10/1971 và dừng lại vào ngày 3/6/1972 khi Nguyễn Văn Thạc chuẩn bị vào chiến trường Quảng Trị. Suốt quá trình viết, chàng trai giỏi Văn nhất đất Hà Thành chỉ sử dụng hai màu mực xanh đen, như nền trời xanh của tổ quốc đang nhuốm lấy khói của bom, của đạn. Từng dòng nhật ký đã và đang tái hiện lại một giai thoại vô cùng khốc liệt của lịch sử dân tộc những năm 70, tái hiện nỗi thống khổ dày xéo lên đôi vai anh bộ đội cụ Hồ, tái hiện tình đồng chí đầy ấm áp và thiêng liêng.
Trước khi gửi cuốn nhật kí về cho anh trai ở Hà Nội, Nguyễn Văn Thạc có viết: “Tôi sẽ gửi về cuốn Nhật ký này, khi nào trở lại, khi nào trở lại tôi sẽ viết nốt những gì lớn lao mà tôi đã trải qua từ khi xa nó, xa cuốn Nhật ký thân yêu của đời lính.”
“Ừ, nếu như tôi không trở lại – Ai sẽ thay tôi viết tiếp những dòng sau này? Tôi chỉ ao ước rằng, ngày mai, những trang giấy còn lại đằng sau sẽ toàn là những dòng vui vẻ và đông đúc. Đừng để trống trải và bí ẩn như những trang giấy này.”
Anh viết cái kết mở cho tương lai, cho ngày trở lại hoặc không bao giờ. Tuy đã hy sinh cho nền độc lập của tổ quốc, nhưng trong lòng mỗi người con của Việt Nam, anh luôn sống mãi, sống mãi ở lứa tuổi đẹp nhất của cuộc đời.
Đọc cuốn nhật kí, chẳng ai là không đổ lệ cho những tấm lòng cao cả, sống chết với Tổ quốc mà chẳng màng hi sinh.
Hôm nay ta ngồi đây áo nêm quần ấm, hôm qua anh bộ đội đêm rét không chăn. Hôm nay ta đang đứng trên máu thịt của quá khứ, hôm nay ta không được quên đi lịch sử. Bởi lịch sử ghi danh biết bao tấm gương cao đẹp , cống hiến cả tuổi xuân cho độc lập dân tộc, không kể gái trai, già trẻ. Có người con gái nào dũng cảm được như nữ anh hùng áo trắng - Đặng Thùy Trâm. Sau khi tốt nghiệp Đại học y khoa HN, chị sẵn sàng xin tham gia công tác ở chiến trường Quảng Ngãi- nơi mà cái chết chỉ bất thình lình như một cái chớp mắt.
Nhật ký Đặng Thùy Trâm là một cuốn nhật kí nhặt được bên xác của một nữ Việt Cộng đã suýt bị người lính Mỹ ném vào lửa, nhưng người phiên dịch đã khuyên anh ta nên giữ lại vì "trong đó có lửa". “Đừng ném nó vào lửa, vì trong đó đã có lửa rồi”
Nhật ký Đặng Thùy Trâm là những ghi chép hàng ngày của một người nữ bác sĩ về cuộc sống của chị nơi chiến tuyến. Cuốn nhật ký là thế giới riêng của người trí thức nhạy cảm mà không yếu đuối, tha thiết với cuộc sống mà không hề sợ hãi trước những gian nan, đồng thời chúng ta cũng thấy được một ý chí mãnh liệt, những lời nói tự động viên cảnh tỉnh, một lòng can đảm phi thường - những điều đã làm nên một thế hệ anh hùng.
Frederic Whitehurst, người lính Mỹ đã nhặt được cuốn nhật kí của Đặng Thuỳ Trâm, khi được hỏi về cuốn nhật kí, ông cónhận định rằng "Chị đứng bên kia chiến tuyến với tôi nhưng những lời của chị làm trái tim tôi đau đớn. Chị là Anne Frank của Việt Nam. Tôi biết cuốn nhật ký này sẽ đi đến khắp nơi trên thế giới"
"Lời Thùy là một cây cầu bắc qua dòng sông chứa chất bao sự vô tình, bao cay đắng, bao nỗi buồn, bao lòng tin lầm lạc, đã chia cắt hai dân tộc chúng ta quá lâu…" - Robert Whitehurst.
Trong trái tim mỗi người Việt Nam,chị mãi là vị nữ bác sĩ trẻ tuổi vĩ đại nhất của dân tộc.
Năm 2005, cả ai cuốn “Mãi mãi tuổi hai mươi’’ và “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” đã được xếp vào một trong mười sự kiện văn hóa tiêu biểu của năm tại Việt Nam.Thực cảm ơn vì hai cuốn hồi ký đã cho chúng em biết trân quý những hạnh phúc mình đang có và biết ơn những người anh hùng đã ngã súng hi sinh cho thế hệ tương lai được yên hưởng thái bình. Rất kính mong thầy cô và các bạn cùng chú ý đón đọc!